Wednesday, October 24, 2018

Trần Lâm Biền – Wikipedia tiếng Việt

Trần Lâm Biền

Tran Lam Bien.jpg

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Lâm Biền

Sinh
Trần Lâm Biền
Nam Định, Việt Nam
Nơi cư trú
Hà Nội
Quốc tịch
Việt Nam
Tên khác
Hương Nguyên, Trần Lâm, Tuệ Lâm, Ngọc Lâm, Tử Đệ
Học vấn
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Phó Giáo sư Trần Lâm Biền là một nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, với các công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian, tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam.





Trần Lâm Biền là người quê gốc Nam Định. Ông sinh năm 1938 trong một gia đình trí thức Hà Nội xưa. Cha của ông là Bác sĩ Trần Lâm Bảo (1905-1985), là một trong 10 vị bác sĩ đầu tiên của Việt Nam ngày trước. Gia đình ông có 12 anh chị em, hầu hết đều là trí thức.

Xứ Nam - Thành Nam có một truyền thuyết cho rằng: Đại gia đình Trần - Lâm vốn là họ Lâm. Vì một ai đó "khó nuôi" nên phải bán khoán cho "Đức Thánh Trần". Có lẽ họ kép Trần Lâm này đã nảy sinh từ chuyện "bán khoán" đó[1].



  1. Phật giáo và văn hóa dân tộc, Trần Lâm Biền, Hà Nội, 1990

  2. Hình tượng con người trong nghệ thuật tạo hình Việt, Nhà xuất bản Mỹ thuật, 1993

  3. Chùa Việt, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 1996

  4. Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc - Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, 2001.

  5. Một con đường tiếp cận lịch sử, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, 2003

  6. Đồ thờ trong di tích của người Việt, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2003

  7. Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội, viết cùng Trịnh Sinh, Nhà xuất bản Hà Nội, 2011

  8. Diễn biến kiến trúc truyền thống Việt vùng châu thổ sông Hồng, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2012

  9. Con đường tiếp cận lịch sử, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2013

  10. Đình làng Việt (châu thổ Bắc Bộ), Nhà xuất bản Thế giới, 2014
Tượng PGS.TS. Trần Lâm Biền tại phòng trưng bày của trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam của Trần Đình Bảo


Trần Quốc Vượng trong bài Mấy lời trò chuyện cùng bạn đọc mở đầu cuốn sách Con đường tiếp cận lịch sử của Trần Lâm Biền đã nhận định:

... Và cũng vì cái "Duyên" ("vạn sự tùy Duyên giai hữu vị" - mọi việc do Duyên đều thú vị) mà tôi được quen biết ông Trần Lâm Biền để được ông nhận tôi là Thày, là Anh: còn tôi, dù tuổi có phần hơn ông thật, song tôi bao giờ cũng coi ông (và nhiều sinh viên cũ mới của tôi) là Bạn, theo hai triết lý nhân sinh, một của thế giới loài người, một của dân gian Việt Nam:

- Người với Người là Bạn!

- Học Thày không tày học Bạn!

Tôi đã học hỏi được ở ông nhiều, không chỉ từ khi được đọc bản thảo cuốn sách này, mà đã từ lâu lắm rồi, khi tôi được "đi công tác điền dã" ở nhiều chùa - đền - đình... cùng ông (và vào những dịp đó ông giảng giải cho tôi và những người cùng đi về các thức cấu trúc khung gỗ, các loại hình điêu khắc, cách giải mã các "mô típ" thẩm mỹ... cùng niên đại ra đời của chúng với sai số chỉ chừng trên dưới 10 năm!).

Và khi được ngồi trò chuyện cùng ông và Từ Chi, tôi cứ tự hỏi là tại sao cái ông Biền, ông Từ ấy giỏi giang là thế mà mình thì lại "ngu lâu - đần dai - khó đào tạo" như thế. Cuối cùng, thì tôi cũng tự an ủi là Thông minh vốn sẵn tính Giời... theo cách diễn đạt của cụ Nguyễn Tiên Điền hay là theo lối dạy Nho của ông tôi từ khi tôi còn "mặc quần thủng đít":

Thiên tích thông minh

Thánh phù công dụng

Rất có thể ông được Trời và Đức Thánh Trần phú cho ông tính thông minh, cùng với Trời và Thần Thánh, ông đã dụng công học và do vậy "điều chế" ra được một cách "đọc mỹ thuật" (tiếng Pháp gọi là Lecture de L'Art) của mình.

Tôi ít nhiều có hiểu biết về tiếng Việt và vài thứ tiếng nước ngoài khác.

Nhưng tôi không biết cách đọc về thẩm mỹ vì Trời và cha mẹ vốn sinh ra tôi quá xấu về ngoại hình cơ thể và nội lực tâm - trí.

Nên tôi đành cố tâm học các ông bạn Trần Lâm Biền, Từ Chi, Thái Bá Vân, Dương Tường... về mỹ thuật hay trước đó đã học các bậc thầy Đào Duy Anh, Nguyễn Đỗ Cung... về cái trí (chân), cái tốt lành (thiện) và cái đẹp (mỹ).





  1. ^ Trần Quốc Vượng (2000), Mấy lời trò chuyện cùng bạn đọc, Bài mở đầu sách Con đường tiếp cận lịch sử của Trần Lâm Biền, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2013 (trang 3)








No comments:

Post a Comment